TRỐNG SẤM
TRỐNG SẤM LÀ SẢN PHẨM TRỐNG MÀ NHỮNG NGƯỜI THỢ CỦA CSSX TRỐNG TÂN VIỆT CŨNG NHƯ NGƯỜI DÂN THÔN ĐỌI TAM RẤT TỰ HÀO KHI SẢN XUẤT RA CHIẾC TRỐNG TO NHƯ VẬY.
Trước tiên tôi xin phép cắt nghĩa cái tên Trống “Sấm” được đặt cho những quả trống to đường kính mặt trống từ 1,5m trở lên. Sở dĩ người dân làng Đọi Tam đặt tên như vậy bởi vì khi đánh lên quả trống này, âm thanh vang lên như tiếng sấm, hùng tráng và rền vang khắp làng xã. Âm thanh của trống Sấm được sử dụng đặc biệt khi mở đầu các lễ lớn, các hội hè. Thậm chí trống sấm còn được sử dụng trong các tình tiết diễn tả mưa gió, cháy bão và sấm sét.
trống sấm
Kết cấu của trống sấm: hai mặt bịt bằng da hai con trâu mộng, được đóng vào tang trống bằng đinh tre. Tang trống làm bằng gỗ mít, ở giữa phình ra, được sơn son, vẽ rồng mây, có ba đai bằng dây cật tre tết lại. Ở trong cung đình trống được treo vào giá gỗ sơn son trên đó có hình một con quạ đứng. Dùi trống làm bằng gỗ găng. Dùng trong dàn nhạc cung đình Đường Thượng Chi Nhạc (thời Hậu Lê), Đại Nhạc (thời Nguyễn). Trong nhân dân trống sấm được dùng trong những lễ cầu đảo.
Trống thường có giá đỡ trụ liền khối gỗ, giá được chạm trổ rồng vào bốn điểm tựa để giữ vững quả trống trên giá đỡ. Sản phẩm được chạm khắc tinh xảo.
Chất liệu gỗ: gỗ mít
Màu sắc: Sơn đỏ, nhũ vàng, vẽ trang trí rồng phượng
Kích thước: Trống có kích thước đường kính từ 110cm đến 230cm.
Chiều cao: Cao từ 130cm đến 250cm.
Vị trí đặt : Dùng cho các chùa của Việt Nam, đặt tại những nơi trang nghiêm, văn miếu quốc tử giám.
Ðể làm một chiếc trống sấm phải qua ba bước: làm da, làm tang và bưng trống. Da được chọn để làm trống là da trâu cái, đem bào hết lớp màng, ngâm nước khử mùi chống thối rồi phơi khô. Lớp da ngoài được dùng làm trống to, lớp da dưới dùng làm trống cho trẻ em. Gỗ làm tang trống chủ yếu là gỗ mít- loại gỗ dẻo, mềm không bị cong vênh, nứt vỡ, hơn nữa "Gỗ mít đánh ít kêu nhiều". Gỗ được cắt thành nhiều khúc sau đó pha thành từng "dăm". Tùy theo kích cỡ của trống mới định ra bao nhiêu "dăm", cũng như độ cong và độ dẻo của dăm để khi ghép với thân trống vừa khít, không có kẽ hở. Ngoài ra, để cho trống thật kín người ta còn dùng sơn ta miết vào các khe, cứ một lớp sơn lại có một lớp vải màn. Cuối cùng là bưng trống. Da trâu được quây tròn căng hết cỡ trên mặt trống, rồi đóng cố định vào thân trống bằng đinh chết. Ðinh chốt được làm từ vầu hoặc tre già. Dù trống làm bằng gỗ xoang cầu kì hơn thì dùng gỗ gụ, gỗ dổi
Trống Sấm được làm vào năm 2011 do các nghệ nhân làng trống Đọi Tam, xã Ðọi Sơn, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam. Chiếc trống có đường kính 2,01 mét, cao 2,65 mét.