cheap replica rolex
trongmualan.com
Quảng cáo
qc phải

TIN TỨC MÚA LÂN SƯ RỒNG

CÁC BÀI MÚA LÂN MỞ RỘNG, MÚA LÂN NÂNG CAO

CÁC BÀI MÚA LÂN MỞ RỘNG, MÚA LÂN NÂNG CAO
BÀI VIẾT TÌM HIỂU VỀ CÁC CÁCH MÚA LÂN, CÁC THẾ TRẬN TRONG MÚA LÂN VÀ CÁCH PHÁ THẾ TRẬN. NHỮNG ĐỘNG TÁC MÚA LÂN NÂNG CAO. DẠY MÚA LÂN CƠ BẢN CHO NGƯỜI MỚI HỌC CHƠI.

 

Các bài trận múa lân và cách lân phá trận

Vì sao múa lân được ưa chuộng hơn cả

 

Nếu so sánh giữa múa lân , múa sư và múa rồng thì múa lân có phần phổ biến hơn. Trong những thập niên 70, 80 và cả đầu 90, các đội lân đa số chỉ có múa lân. Chỉ riêng các đội chuyên về múa rồng như “Đông Phương” hoặc chuyên về rồng như “Rồng Phước Kiến” là có sư và rồng nhưng họ lại không có lân.

múa lân sư rồng đã có từ rất lâu

Nghệ thuật múa lân đã có từ rất lâu đời

 

Lý do mà các đội lân và người xem ưu chuộng múa lân vì nó ngoài việc múa giúp vui và đem đến may mắn, nó còn thu hút người xem bởi cách phá trận. Trận được ghép lại bởi nhiều vật khác nhau tùy theo trí tưởng tượng của mỗi người mà có cách lập trận khác nhau.

 

Phá trận cũng có các quy tắc riêng của việc phá trận, không phải cứ xông vào bừa muốn làm gì thì làm. Có những nguyên tắc chung bắt buộc người múa phải tuân theo. Tuy nhiên, đã nói phá trận thì mỗi trận mỗi thay đổi, mỗi biến hoá cho nên cũng cần phải có đầu óc nhanh nhẹn sử lý tình huống sao cho hợp lý cho từng trận.

 

Sau đây sẽ giới thiệu qua một số trận pháp phổ biến cũng như hình dáng và cách thức phá trận theo từng bước:

 

* “Thanh Long Bạch Hổ” trận:

 

+ Hình dáng:

Bao gồm: thau nước (làm bằng gỗ)+ cá chê (hoặc cá lóc)+ con cua

“Thanh long bạch hổ” trận là một trận thuộc thủy, nguyên trận bao gồm một thau nước (thường được làm bằng gỗ), một con cá chê hoặc cá lóc và một con cua. Cá chê hoặc cá lóc tượng chưng cho Thanh Long còn con cua được dùng làm biểu tượng cho Bạch Hổ. Thau nước sẽ để ở chính diện của trận, trong thau nước sẽ chứa con cá chép hoặc cá lóc và con cua trong đó. Người đời thường có câu “Tả thanh long, hữu bạch hổ” cho nên bên trái của trận sẽ là “Thanh long trận”, bên phải trận sẽ là “Bạch hổ trận”.

 

+ Cách thức phá trận:

 

– Trước tiên con lân sẽ bắt con cá ra trước, sau khi vờn một chút sẽ đem con cá để ở bên trái của trận.

– Sau đó, con cua sẽ được bắt ra, cũng như phá trận “Thanh long”, con lân cũng sẽ vờn con cua và sau khi đưa con cua về phía bên phải của trận sẽ bẻ hết càn và tất cả các chân.

– Kế đến sẽ sắp xếp lại thành hình con cua và hoàn thành trận “Bạch hổ”.

 

* “Độc xà cản lộ” trận:

 

+ Hình dáng:

Bao gồm: Trường côn (thử vĩ côn)+1 cặp tử mẫu đao (song tô)+2 trái quýt

– Đặt giữa trận “Độc xà cản lộ” sẽ là một cây trường côn (còn có tên gọi khác là”Thử vĩ côn”- giống hình dáng đuôi con chuột).

– Trước đầu trường côn sẽ là một cặp tử mẫu đao (còn gọi là “Song tô”), đặt chéo nhau tượng trưng cho đầu rắn.

– Kế đến sẽ là hai trái quýt được đặt trước cặp song tô, biểu trưng cho đôi mắt của độc xà.

 

+ Cách thức phá trận:

 

– Trước tiên, tấn công vào đôi mắt rắn, nuốt mắt trái của con rắn trước (trái quýt để bên trái), sau tới mắt phải (trái quýt để bên phải).

– khởi ba lang.

– Nuốt song tô.

– ngậm cây côn quất qua lại, nuốt luôn cây côn, từ từ nhã ra từ đuôi.

– ngủ, kết thúc.

– Đầu đuôi song dấu (trường côn đấu song tô).

 

* “Thiên la địa võng” trận:

+ Hình dáng:

Bao gồm: giàng kẽm thấp+ dây thừng+ đồng tiền

 

“Thiên la địa võng” có ý nghĩa là trên trời thì có rỗ, ở dưới đất thì có lưới, bao vây muôn bề không thể thoát được. Cho nên, để hình dung cái tên của trận này, hình dáng cái trận cũng làm rất tương xứng với cái tên.

 

Thành phần chính của cái trận là một giàng kẽm với bốn cột gỗ ở bốn gốc trận, giàng kẽm được bố trí thấp xuống chỉ đủ để con lân khum xuống. Trên giàng kẽm sẽ là một sợi dây thừng được đặt ngoằn ngòe và bị dấu đi một đầu của sợi dây thừng.

Trên thân của dây thừng sẽ là những đoạn nối được kết bởi đồng tiền. Đồng tiền tượng trưng cho trái cây mộc trên giàng, còn dây thừng thì tượng trưng cho dây leo đang leo trên giàng.

 

+ Cách thức phá trận:

– Trước tiên sẽ đi thâm dò từng gốc trận.

– Tiếp theo là chọn cửa chính để vào.

– Sau khi vào đến trận sẽ cố gắng kiếm đầu dây thừng bị dấu đi.

– Sau đó từ từ nuốt hết đồng tiền, vừa nuốt vừa thu dây lại.

– Cuối cùng là đi xung quanh kiếm cửa để đi ra.

 

* “Thất tinh bồn nguyệt” trận:

+ Hình dáng:

Bao gồm: 7 trái quýt+1 trái dưa hấu

“Thất tinh bồn nguyệt” có nghĩa là bảy ngôi sao bao xung quanh mặt trăng, bảy trái quýt mang ý nghĩa là bảy ngôi sao, còn mặt trăng thì được dùng trái dưa hấu (có nơi thì dùng bưởi) để tượng trưng.

Lý do trận này chỉ lấy thất tinh vì người Trung Quốc có quan niệm bảy ngôi sao là may mắn và có uy lực, còn dùng nguyệt là vì mặt trăng được xem là biểu tượng cho sự thanh bình, đại diện cho sự thịnh vượng.

 

+ Cách thức phá trận:

– Khi phá trận, bảy trái quýt sẽ lần lược bị ăn mất.

– Sau khi ăn xong sẽ sắp xếp ngay ngắn theo thứ tự, theo vị trí rõ ràng.

– Kết đến sẽ tiếng thẳng đến ăn trái dưa hấu.

– Trái dưa hấu sẽ được chẻ ra làm đôi.

– Sắp xếp lại theo thứ tự với nhau.

 

* “Ngũ hành trận” trận:

 

+ Hình dáng:

 

“Ngũ hành trận” là một trận lớn trong tất cả các trận kể trên. Trận này phối hợp và vận dụng các tính năng theo ngũ hành của các trận nhỏ. Theo thuật ngũ hành trong dịch kinh, vạn vật đều có thuộc tính không vượt ra ngoài năm yếu tố cơ bản trong ngũ hành là kim, mộc, thủy, hỏa, thổ.

 

Tuy theo từng nơi và phong tục tại nơi đó, hình dáng của “Ngũ hành trận” vì thế cũng sẽ biến hóa khác nhau. Nhưng năm thuộc tính của “Ngũ hành trận” vẫn sẽ được giữ nguyên tính chất. “Kim hành trận” sẽ được dùnh những trận có thuộc tính kim để biểu trưng (Những trận sử dụng nhiều kim loại để hình thành trận sẽ mang thuộc tính kim. Cũng tương tự những trận khác, tuỳ theo thuốc tính từng trận mà được phân thành “Mộc hành trận” (Trận thuộc mộc), “Thủy hành trận” (Trận thuộc thủy), “Hỏa hành trận” (Trận thuộc hỏa) và “Thổ hành trận” (Trận thuộc thổ).

 

Trong ngũ hành, thổ là trung tâm của ngũ hành, là nhân tố trọng tâm cho nên vị trí trung tâm của “Ngũ hành trận” sẽ là một trận thuộc thổ. Lần lượt, các trận khác sẽ được sắp xếp theo phương hướng nhất định. Ở phía dưới khu trung tâm sẽ là “Hỏa hành trận” vì hỏa thuộc nam mà trong bản đồ thì hướng nam sẽ là hướng nằm ở dưới. Tương tự như thế, “Kim hành trận” sẽ nằm bên trái “Thổ hành trận” (Kim thuộc hướng tây), Hướng đông tức là gốc trận bên phải phải là “Mộc hành trận” (mộc thuộc hướng đông), cuối cùng ở phía trên gốc trận sẽ là “Thủy hành trận” (Thủy thuộc hướng bắc).

 

+ Cách thức phá trận:

– Tuỳ theo từng trận được đưa ra mà có cách phá riêng.

– Trước tiên sẽ phá trận thuộc hỏa trước.

– Sau đó là trận thuộc kim.

– kế đến là “Thủy hành trận

 

– sau đó sẽ là “Mộc hành trận”.

– cuối cùng sẽ là trận trung tâm “Thổ hành trận”.

– Phá trận theo một đường vòng từ từ đi vào trong.

– Có thể sử dụng một con lân để phá “Ngũ hành trận” hoặc có thể phối hợp năm con lân lại với nhau, chia ra mỗi con phá một trận.

 

Ngoài ra, leo cây cũng là một phần được cho là khá khó trong múa lân. Leo cây yêu cầu người múa ngoài yếu tố can đảm ra còn phải có thân hình dẻo dai, nhanh nhẹn. Bên cạnh đó, yếu tố độ cao cũng là một rào cản đối với khá nhiều người. Riêng tiết mục lân leo cột chỉ có duy nhất một người biểu diễn. Người biều diễn sẻ một tay cầm dầu lân, tay còn lại kết hợp với 2 chân để bám vào cây cột từ từ mà leo lên đến đỉnh. Sau khi múa một hồi sẽ ăn lấy cái lộc buộc sẵn trên cao. sau đó mới nhả với ý nghĩa lân mang lộc đến nhà gia chủ.

 

 

^ Về đầu trang