Nói rằng việc đúc chuông đồng là một nghệ thuật là không sai. Bởi vì những quy trình đúc chuông đồng đều có những chi tiết mà người thợ đúc chuông phải giỏi, phải mang cái hồn vào công việc thì mới đúc ra được chiếc chuông để đời.
Thêm một dẫn chứng nữa, trước năm 1975 Bảo tàng Lịch sử Việt Nam cùng rất nhiều thợ đúc đồng đã tiến hành đúc lại những mẫu chuông đồng cổ mà bảo tàng đang lưu giữ. Mặc dù có sự trợ giúp của các thiết bị hiện đại hơn, các kỹ sư công nghệ đúc kim loại nhưng việc đúc chuông đồng vẫn chỉ đạt 80 – 90% độ tinh xảo so với nguyên bản. Đó lại là một lý do vì sao gọi là nghệ thuật đúc chuông đồng.
Đúc chuông đồng là một nghệ thuật
Vậy kỹ thuật đúc chuông đồng ra sao để đạt chuẩn nhất, những kỹ thuật hay kinh nghiệm gì để được gọi là nghệ thuật đúc chuông đồng. Ta hãy đi sâu tìm hiểu từng quy trình đúc chuông đồng để thấy được điều đó.
Đúc chuông đồng phải trải qua những bước cơ bản là chọn nguyên liệu, tạo khuôn, nấu, rót đồng và sửa nguội.
Chọn Nguyên Liệu:
Chọn nguyên liệu là bước tưởng chừng đơn giản nhưng nó đánh giá được sự cảm nhận của người thợ đúc chuông đồng. Vì nguyên liệu ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng chuông, quan trọng nhất là nguyên liệu tạo nên tới 60% tiếng chuông sau này, chỉ 40% là phụ thuộc vào người thợ đúc chuông đồng. Thế nên chọn nguyên liệu phải chọn những nguyên liệu được tinh khiết nhất có thể vì để tiếng chuông tròn trịa và vang xa thì chuông phải là một khối đồng nhất, lẫn nhiều tạp chất sẽ khiến tiếng chuông thường bị đứt gãy.
Nguyên liệu ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng chuông, tạo nên tiếng chuông sau này
Hơn nữa việc pha chế thêm chì và thiếc ra sao để đúc ra những chiếc chuông có hoa văn sinh động và tinh tế nhất. Những người thợ đúc chuông đồng sẽ tính toán khối lượng chiếc chuông để từ đó tính ra lượng chì và thiếc vừa đủ để chiếc chuông được ưu việt nhất. Lý do chì được chọn làm nguyên liệu phụ khi đúc chuông là vì chì có điểm nóng chảy thấp, pha thêm chì sẽ giúp đồng nóng chảy và dễ dàng điền đầy vào các hoa văn, họa tiết trên khuôn đúc. Từ đó sẽ cho ra những hoa văn trên thân chuông được chi tiết và sinh động nhất. Bạn thấy đó, tôi nói khâu chọn nguyên liệu cũng là nghệ thuật đâu có điểm gì sai.
Tạo Khuôn Đúc
Khuôn đúc chuông thường được sử dụng đất sét tốt trộn với trấu để tạp thành khuôn. Những người thợ đúc chuông đồng sẽ tạo hoa văn trên khuôn đúc, công đoạn này quyết định tới vẻ ngoài của chiếc chuông sau khi đúc. Hoa văn có cầu kỳ, họa tiết có sinh động hay không phụ thuộc vào tay nghề của người thợ. Không chỉ là tạo ra những chi tiết hoa văn trên chuông đồng, họ phải thổi vào đó cái hồn. Làm được như vậy mới là nghệ thuật đúc chuông đồng.
Tạo khuôn đúc sẽ quyết định tới vẻ ngoài của chiếc chuông
Nấu và Rót Đồng
Đây mới là điều giúp chúng ta thấy rõ nhất sự phức tạp và đòi hỏi cảm nhận tinh thế nhất của người thợ đúc chuông. Không chỉ là nấu đồng cho chảy ra và đổ vào khuôn có sẵn. Việc nấu đồng sao cho tới nước thì không phải ai cũng cảm nhận được. Dựa vào lượng đồng trong khuôn đúc, dựa vào màu đồng sánh lên và dựa vào óc phán đoán tài hoa thì người thợ đúc chuông đồng lành nghề mới phát hiện được. Hơn nữa một chi tiết được xếp vào quan trọng bậc nhất mà chúng ta ít để ý, đó là cùng với thời gian nấu đồng. Khuôn đúc cũng được nung nóng lên đến khi nấu đồng tới nước thì khuôn đúc cũng vừa hay đỏ rực. Có làm được như vậy thì rót đồng vào khuôn sẽ không bị đông, đồng chảy đều và đi tới từng chi tiết phức tạp nhất. Tôi có hỏi những người thợ đúc chuông đồng cao niên về chi tiết này thì chỉ nhận được cái mỉm cười cho nên tôi gọi đó là nghệ thuật đúc chuông đồng.
Chọn thời điểm rót đồng rất phức tạp và đòi hỏi cảm nhận tinh thế nhất của người thợ đúc chuông
Sửa Nguội
Theo cá nhân tôi thì công đoạn này là có phần đơn giản hơn vì thợ đúc chuông đồng sẽ sửa những chi tiết cho thêm phần sinh động, sửa những muội đồng còn bám lại trên thân chuông và tạo màu cho chuông theo yêu cầu. Có thể là màu đồng sáng hoặc cũng có thể là màu giả cổ. Cái đó phụ thuộc vào yêu cầu và sở thích của khách hàng.
Sửa nguội là công việc được đánh giá là ít khó khăn hơn