Nghề đúc chuông đồng
Nghề đúc đồng đã có từ rất xa xưa, những làng nghề đúc đồng chủ yếu tập trung ở miền Bắc nhưng đến thời nhà Nguyễn thì dần dịch chuyển vào phương Nam. Đặc biệt nổi tiếng là những làng nghề đúc chuông đồng ở Huế và Quảng Nam.
Thợ giỏi hiếm như lá mùa thu
Thời công nghiệp hóa, khi mà con người chạy theo lợi nhuận kinh tế mà ít ai để ý đến chiều sâu, sự tỉ mỉ của sản phẩm làm ra, thợ ngày nay họ không còn tuân thủ theo những quy trình đúc chuông đồng nữa. Những người thợ đúc chuông đồng thật t cứ thưa vắng dần. Những đội thợ đúc chuông đồng tâm huyết dần tan rã. Tôi có dịp trò truyện với ông Tiến – một nghệ nhân đúc chuông đồng dành cả đời mình cho nghề đúc đồng. Ông cho biết :Gia đình tôi có nhiều đời làm nghề này, tôi là thế hệ nối tiếp nghiệp cha ông nên phải chịu khó, yêu nghề và học hỏi. Nếu chịu khó làm việc và nâng cao tay nghề thì cũng đủ sống và để lại chút cho đời sau.”
Những người thợ đúc chuông đồng tâm huyết nay đã không còn nhiều
Trước kia tôi chuyên vẽ và thiết kế những khuôn đúc chuông đồng, nồi đồng và lư hương, Nhưng dần dần đam mê nghề nên tôi chuyển qua đúc chuông đồng. Nhưng bây giờ tôi cảm thấy người ta không chuộng chi tiết, không ưa tỉ mỉ mà cứ cái gì to tát, mang danh hiệu lớn thì họ làm. Ngày xưa đúc chuông nhiều chiếc chỉ vài tạ nhưng khoản đầu tư về chi tiết rất cao. Ngày nay họ đúc chuông có cái lên tới vài tấn nhưng thay vì đầu tư vào chi tiết thì họ chỉ nghĩ tới số lượng và khối lượng thôi”
Nghe hơi thở của chuông đồng
Ông H. Một thợ đúc chuông cao niên buồn rầu kể: “Thời tôi làm nghề người ta trú trọng vào hoa văn và chi tiết, hai thứ đó được đặt lên hàng đầu. Người thợ giỏi không phải chỉ biết nấu cho đồng chảy ra rồi rót vào khuôn mà phải biết lắng nghe từng hơi thở của chuông.”
Để đúc ra chiếc chuông để đời người thợ phải như thở cùng hơi thở của chuông
Ông tiếp tục câu chuyện “Thời chúng tôi, mỗi khi đúc xong chiếc chuông mặc dù giá trị rất lớn nhưng khi nhận chuông ai nấy đều vui và mỹ mãn lắm. Vì công phu của mình bỏ ra, kỹ thuật đúc chuông đồng phải ngấm vào máu cảm nhận như chiếc chuông là đứa con tinh thật vậy. Nghe từng nhịp thở của chuông đồng đến khi hoàn thiện. Chúng tôi đúc chuông đồng phải cân được cái âm thật chuẩn, dựa trên ngũ âm : Cung, Thương, Giốc, Chủy, Vũ. Còn bây giờ thì họ đúc ra tiếng loạn xạ”
Nhiêu khi xem tivi thấy người ta giới thiệu, ca ngợi mấy chiếc chuông mà những cơ sở đúc chuông đồng mới mở ở làng tôi đúc. To đấy, hoành tráng đấy, số tiền bỏ ra lớn đấy nhưng khi đánh lên tiếng chuông mà tôi nghe xong chẳng biết dấu mặt vào đâu nữa!”
Kể từ khi nhà nước công nhận là làng nghề thì việc đúc chuông đồng với nhiều đội thợ chỉ là hình thức, tay nghề như những người nghiệp dư và mỗi ngày một tệ.
Vậy đó, kinh tế thị trường phát triển nhưng kéo theo cả một hệ lụy lớn. Những người thợ tâm huyết với nghề càng ít đi, những chiếc chuông căn được âm chuẩn càng hiếm hơn. Đó cũng là nỗi trăn trở của những người thợ đúc chuông đồng.