Lịch Sử Chùa Bát Nhã Vũng Tàu
Tại núi Thị Vải (thôn Vạn Hạnh – TT.Phú Mỹ - Tân Thành – Bà Rịa Vũng Tàu) có ngôi Tu Viện Bát Nhã (chùa bát nhã) lấy hiệu là chùa Liên Trì, đây được coi là ngôi chùa bát nhã Vũng Tàu đầu tiên. Trụ trì tại chùa là HT. Thích Minh Hiển. Vì lý do chiến tranh tàn phá nên đã phải di dời đi nơi khác. Tuy nhiên tới năm 1976 (Bính Thìn) HT. Minh Hiển đã khai khẩn và xây dựng ngôi Tòng Lâm mới và đặt tên là Tu Viện Bát Nhã. Ban đầu tu viện chỉ là am tranh. Qua đợt trùng tu năm 1994, chánh điện được hoàn thành với vẻ đẹp nguy nga, lộng lẫy, chánh điện đồ sộ trang nghiêm với hai tầng mái cao, trên đỉnh chánh điện ở giữa là "Bánh xe pháp" tròn với 8 cây nan, tượng trưng Bát Chánh Đạo, hai bên là hai con rồng vờn mây, ngoảnh đầu chầu về bánh xe pháp, mái ngói đỏ, tám góc cuối đuôi đao trang trí "sóng nước".
Bên ngoài là cổng tam quan được xây bằng một khối đá lớn cao gần 4m, hai bên cổng là hai tấm bia ghi chép lại lịch sử hình thành và phương châm tu học của chùa. Chính điện được trang trí tôn nghiêm với nghệ thuật chạm khắc đặc sắc bằng gỗ quý như tượng Quan Âm thiên thủ thiên nhãn, Phật đản sinh, Phật Di Đà.
Ở giữa sân, trước chánh điện có tơợng Quan Âm lộ thiên. Đi vào sâu hơn những là khu cực lạc đài với tượng Phật ngồi dưới gốc bồ đề, bên hòn giả sơn và một khu trưng bày các tượng Phật điêu khắc chạm từ gỗ và nhiều cổ vật như rìu đá, trống đồng.
Tu Viện Bát Nhã Vũng Tàu
Tu viện Bát Nhã được đặt trên khu đất xung quanh khung cảnh thanh tịnh, trong nội viện còn có nhiều cổ vật hàng vài trăm năm tuổi như gỗ hóa thạch, tượng Thiên Thủ Thiên nhãn bằng gỗ quý, cổng tam quan bằng đá hoa cương được trạm trổ công phu, chén ngọc, đá thạch anh. Đặc biệt là quả chuông U Minh nặng tới 6 tấn và đường kính 2,2m. Nổi tiếng hơn cả là quả trống bát nhã có đường kính 2,4m được xem là to nhất trong khu vực thời bấy giờ. Nơi đây còn lưu giữ nhiều cổ vật quý giá như trống đồng, ngà voi hóa thạch. Vì vậy sức thu hút của chùa bát nhã vũng tàu ngày càng lớn, những khách hành hương tham quan đến đây chiêm bái ngày càng đông.
XEM THÊM