cheap replica rolex
trongmualan.com
Quảng cáo
qc phải

Làng Nghề Trống Đọi Tam

TRỐNG ĐỌI TAM KHAI PHÁ THỊ TRƯỜNG MIỀN NAM

TRỐNG ĐỌI TAM KHAI PHÁ THỊ TRƯỜNG MIỀN NAM
VỚI HÀNG NGÀN NĂM TUỔI NGHỀ. NGƯỜI DÂN THÔN ĐỌI TAM XÃ ĐỌI SƠN ĐÃ ĐI KHẮP CÁC MIỀN ĐẤT NƯỚC MANG THEO NGHỀ LÀM TRỐNG TRUYỀN THỐNG ĐỂ MƯU SINH LẬP NGHIỆP

 

Âm vang làng trống Đọi Tam tại Bình Dương

 

TRỐNG ĐỌI TAMLàng trống Đọi Tam, xã  Đọi Sơn, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam đã được hình thành từ rất lâu, ngoài lao động sản xuất ngay tại địa phương, họ còn tỏa đi mọi nẻo đường của đất nước để sản xuất, kinh doanh trống. Tại Bình Dương, cơ sở làm trống Đọi Tam đã xuất hiện cách đây hơn 20 năm, cũng từ cơ sở này hàng trăm chiếc trống đã được xuất xưởng phục vụ đình, chùa, miếu, trường học trong tỉnh. Ngày nay với sự năng động, nhạy bén của những người trẻ tuổi làng Đọi Tam đã tìm hướng phát triển nghề trống cổ truyền ở khắp các tỉnh thành trong cả nước. Và trong những năm tới đây trống đọi tam khai phá thị trường miền nam sẽ làm danh tiếng của nghề trống Đọi Tam bay xa hơn.

Bén duyên với mảnh đất Bình Dương

Hình ảnh hiện ra đầu tiên trước mắt chúng tôi khi tới Doanh nghiệp tư nhân (DNTN) Trống, Chiêng Thành Luân tại số 164 đường Phú Lợi, phường Phú Hòa, TX.TDM là những chiếc trống khá to được đặt ở trước cửa ngôi nhà, rồi tiếng máy bào, máy xẻ chạy ầm ầm. Chiếc trống đại được đặt ở mặt tiền cơ sở như một hình thức quảng cáo cho tay nghề của người thợ ở đây. Chủ DNTN Trống, Chiêng Thành Luân là anh Phạm Công Luân, sinh năm 1971, người con của làng nghề trống Đọi Tam xa quê lập nghiệp và phát triển nghề làm trống truyền thống của quê nhà. Rót chén trà thơm mời khách, anh Luân chia sẻ: “Tuổi thơ tôi lớn lên cùng tiếng trống của làng. Càng về sau càng có nhiều gia đình làm trống, bởi vậy để có thể sống được bằng nghề trống ở quê nhà rất khó. Nhiều thanh niên trong làng không còn tâm huyết với nghề thu nhập thấp này nữa. Xót xa trước cảnh nghề làm trống cổ truyền có nguy cơ mai một, sau nhiều đêm trăn trở, tôi quyết định cùng vợ con đến nơi khác lập nghiệp. Biết là con đường phía trước còn lắm những gian nan nhưng tôi vẫn không nản chí”.

Hai anh em Luân - Lư tự hào khi phát triển được nghề làm trống truyền thống làng mình

Điểm dừng chân lý tưởng được anh chọn đó là TX.TDM, Bình Dương.  Theo anh Luân, vào thời điểm đó Bình Dương cũng như các tỉnh phía Nam chưa có cơ sở làm trống Đọi Tam, bởi vậy, cơ sở được đặt tại Bình Dương sẽ là “bàn đạp” hướng ra các tỉnh phía Nam. Lúc bắt đầu làm nghề, anh  gặp nhiều khó khăn về đầu ra. Hai vợ chồng anh đã kiên trì đi đến các trường học, nhà thờ họ, đình, chùa và những nơi có nhu cầu dùng trống trong tỉnh chỉ để gửi những tấm danh thiếp. Đối với những chiếc trống hỏng, anh đến tận nhà nhận về bưng lại mặt trống. Những cố gắng của vợ chồng anh cuối cùng cũng được bù đắp. Anh liên tục nhận được hàng chục đơn đặt hàng từ các huyện trong tỉnh, xa hơn là các tỉnh lân cận. Để có thể đáp ứng đủ mặt hàng cho khách, anh đã đưa em trai Phạm Tiến Lư, cháu trai Nguyễn Văn Dũng lên phụ làm.

Cầm dùi đánh vào trống để thử âm thanh, anh Phạm Tiến Lư, cho biết, chất lượng trống Đọi Tam qua bao nhiêu thế hệ vẫn vang và ấm, đó là nhờ người thợ làm một cách kỹ lưỡng. Da làm trống phải là da trâu đực, đem bào hết lớp màng, ngâm nước khử mùi rồi phơi khô. Gỗ làm tang trống phải là loại gỗ mít có độ mềm, dẻo, được cắt thành nhiều khúc sau đó làm thành từng mảnh dăm. Người thợ làm trống sẽ làm cho các dăm gắn kết lại với nhau, tạo thành trống kín, khít, tròn. Bưng trống là việc khó nhất, không chỉ đơn giản là căng tròn da trâu trên mặt trống rồi dùng đinh bằng vâu hoặc tre đóng cố định vào thân trống. Việc bưng trống còn đòi hỏi người làm trống có tai thính để thẩm âm, khi cảm thấy như ý thì mới đóng đinh chốt để cố định vào thân trống.

 

Trống Đọi Tam Phục Vụ 1000 Năm Thăng Long

Trống Đọi Tam Phục Vụ 1000 Năm Thăng Long

 

Qua rồi cái thời trống “bí” đầu ra

Nghề làm trống được làm quanh năm. Làm nhiều nhất bắt đầu từ tháng 8 để kịp cho dịp đầu xuân. Người làm trống như anh Luân mỗi năm làm được khoảng 500 chiếc, với hơn 30 loại trống lớn, nhỏ, đủ kích thước trống: trống tiều, trống chùa, trống chầu, sống sấm... Mỗi chiếc trống có giá thành khác nhau tùy theo từng loại trống, từ vài triệu đến vài chục triệu đồng. Anh Luân cho biết thêm, cơ sở của anh vừa hoàn thành chiếc trống to, đường kính 1,2m, cao 2m (có giá 50 triệu đồng) cho chùa Linh Sơn (Đà Lạt). Đây là loại trống dăm liền, tức chỉ làm từ một thân cây gỗ đục bỏ phần ruột chứ không phải loại dăm ghép là những thân gỗ ghép lại. Giá thành loại trống này cao hơn so với loại dăm ghép. Vào dịp phục vụ Đại lễ 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội, trong số 1.000 chiếc trống phục vụ lễ, cơ sở của anh đã làm 250 chiếc. Anh Luân cho biết: “Giá trống thì rất phong phú, tùy theo loại, kích cỡ, nguyên vật liệu mà có giá từ vài trăm ngàn đến hàng chục triệu đồng”.

Không những làm mới, sửa chữa trống, DNTN Thành Luân còn nhận sửa chữa, mua bán chiêng. Tuy nhiên, các loại chiêng thì chỉ bán chứ không sản xuất bởi không có cơ sở đúc đồng, làm chiêng. Chiêng tính theo đường kính và cân nặng, mỗi cái có giá từ 1 - 6 triệu đồng.

Những tưởng nghề làm trống chỉ phục vụ đình, chùa, trường học... thì đầu ra của làng trống Đọi Tam nói chung và các cơ sở làm trống Đọi Tam thuộc các tỉnh nói riêng sẽ khó khăn. Thế nhưng, mọi chuyện hoàn toàn ngược lại, nhờ nghề làm trống các làng trống xã Đọi Sơn đã khởi sắc hơn nhiều. Riêng anh Luân, nhờ làng nghề anh có nhà cửa khang trang, con cái học hành đàng hoàng. “Từ khi Nhà nước cấm không cho đốt pháo, nhiều nơi trong cả nước từ các tổ chức đến tư nhân đã “mượn” tiếng trống mua vui dịp lễ, tết. Do đó, lượng trống được tiêu thụ khá lớn, giúp những người con làng nghề có thể ổn định cuộc sống”, anh Lư nói.

Được biết, không chỉ phục vụ nhu cầu nội địa, trống Đọi Tam ngày nay còn được xuất khẩu sang các nước như: Mỹ, Nhật Bản, Đài Loan, Malaysia, Campuchia. Qua đó, đã mở ra một trang mới cho sự nghiệp phát triển và gìn giữ làng nghề của dân tộc.

Ngày xuân rộn ràng tiếng trống múa lân cũng là mùa làm ăn của dân làm trống. Họ nhận được nhiều đơn đặt hàng hơn và tâm nguyện của họ cũng đặt hết vào đó để tiếng trống đầu xuân được rộn rã, to và âm vang. Tiếng trống, chiêng gắn liền với văn hóa dân tộc, với những lễ hội lớn nên sẽ thiếu vắng biết bao nếu không có nó. Đó là một trong những điều để người làm trống yên tâm phát triển nghề.

Ngày 7 tháng giêng hàng năm là ngày giỗ tổ làng nghề trống Đọi Tam. Ở đây còn có một tục lệ là nghề chỉ được truyền cho con trai và không truyền cho con gái, không truyền nghề cho người khác làng.

Theo những người làm trống ở Bình Dương giới thiệu,

Trống Đọi Sơn được làm bằng gỗ mít, mặt trống bịt bằng da trâu, có tuổi đời trên 1.000 năm. Làng nghề nằm cách thị xã Phủ Lý khoảng 10km, dưới chân núi Đọi, ở Đọi Tam, Đọi Sơn, Duy Tiên, tỉnh Hà Nam. Nghề làm trống được hình thành vào khoảng thế kỷ VIII - IX thời Đinh - Lê. Đặc biệt, gắn liền với sự tích năm 987 vua Lê Đại Hành chọn làng Đọi Tam làm nơi tế thần, cụ tổ của làng - Nguyễn Đức Năng thua trong hội thi cày với vua, phải mổ trâu khao làng. Da trâu sau khi giết được ông đem phơi làm trống. Khi đánh, tiếng trống vang như sấm, vua khen ngợi và trao tặng danh hiệu Trạng Sấm. Sau đó, nghề làm trống phát triển, ông được coi là cụ tổ nghề của làng. Năm 1010 vua Lý Thái Tổ dời đô từ Hoa Lư (Ninh Bình) lên Thăng Long (Hà Nội), nhân dân trong làng mang trống ra cổ vũ. Cảm kích trước việc làm đó, vua Lý Thái Tổ đã cho nhân dân trong làng đi theo lập nghiệp và hình thành phố Hàng Trống ngày nay.

 

 

XEM THÊM  
 
 
 
 

 

^ Về đầu trang